Kinh nghiệm tự học IELTS – Luyện thi – A. NGHE (tiếp theo)

II. LUYỆN KĨ NĂNG:

Image

II. LUYỆN KĨ NĂNG:

Sách: Lúc mới bắt đầu luyện nghe mình dùng sách Listening Strategies For The IELTS Test. Sách không quá khó và được cái là nó ôn đầy đủ tất cả các dạng câu hỏi có thể sẽ gặp trong một bài nghe. Mỗi dạng câu hỏi lại có rất nhiều bài luyện tập. nên cứ làm hết sách này là các bạn bắt đầu nhuần nhuyễn rồi.

PODCAST (http://www.bbc.co.uk/podcasts)

Ngoài ra, mình cũng luyện nghe radio podcast (phần radio được ghi âm lại và các bạn có thể down về) trên BBC.

Nghe gì?: Các bạn chỉ nên chọn các podcast có độ dài vừa phải thôi, khoảng từ 3 phút đến 8 phút. Nghe nhiều quá mệt lắm. Mà thường dạng này hơi hiếm, toàn tầm từ 30’ đến 1h nên các bạn chịu khó tìm. Theo mình là nên nghe phần “Forum – Sixty Second Idea to Improve the World” vì nó tầm 6’ thôi và nó rất thú vị với những ý tưởng đa dạng và rất hay ho nhằm giúp Trái Đất trở nên tốt đẹp hơn.

http://www.bbc.co.uk/podcasts/series/forum60sec

http://www.bbc.co.uk/worldservice/specials/1435_60_second_ideas/page2.shtml

 

Phương pháp: cố gắng nghe hết trong lần đầu tiên (vì khi thi IELTS thì người ta cũng cho nghe có 1 lần thôi) xem có hiểu hết không. Sau đó nghe đi nghe lại cho đến khi hiểu hết rồi mới thôi. Khi nghe phải tập trung cao độ, chọn lúc tinh thần sảng khoái để nghe. Tuyết đối không nghe lúc đi gần đi ngủ để tránh thói quen nghe lướt.

Ưu:

  • Tiện lợi, chép vào điện thoại được nên có thể nghe mọi lúc, còn nơi thì chọn nơi nào yên tĩnh ấy, ồn ào quá bấm lên nghe ko dc gì thì lại công cốc.
  • Trên BBC nói đủ mọi sắc thái giọng Anh như Anh Anh, Anh Mỹ, Anh Úc, Anh Nam Phi, Anh Ấn Độ, cả Anh Pakistan nữa … cho nên luyện nghe như thế giúp bạn đề phòng trường hợp trong bài nghe có các giọng Anh đa quốc gia. Mình thấy trường hợp này không nhiều, đa số các bài mình nghe ở nhiều nguồn người ta đều nói giọng chuẩn. Nhưng mà chuẩn bị trước vẫn hơn nhỉ.
  • Ngoài ra nó còn có các ích lợi như: giúp mình quen với tốc độ nói nhanh (rất thích hợp cho Part 4), tập nhận diện từ (ví dụ khi bạn nghe được chính xác đó là từ cần điền nhưng lại … không biết nó nghĩa là gì, ghi thế nào).

Khuyết: Cái khuyết lớn nhất chính là khi ta nghe mà ko tập trung, nó tạo cho chúng ta thói quen nghe lướt, biết là người ta đang nói đấy nhưng rồi lời nói trôi tuột từ tai này qua tai kia và bạn ko hiểu được gì nhiều. Đó là lý do tại sao mình mới khuyên các bạn chọn podcast ngắn, nghe đi nghe lại nhiều lần và phải tập trung.

Ngoài BBC thì bạn cũng có thể nghe trên VOA http://www.voanews.com/ Hình như là có cả tapescript nữa 😕

(to be continued)

Leave a comment